* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố,
Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ
cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp
theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội
đó thắng.
--------------------------------------------
Đi du lịch bằng taxi
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường
Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư
ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong
thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được
nhiều, đội đó thắng
** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
------------------------------------------------
Du lịch quanh thành phố
* Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên
* Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn
* Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng
* Địa điểm: chơi trong phòng (có thể ngoài trời)
Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và
viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên liệt kê tên
các con đường trong thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường
trước là chữ đầu của từ đầu con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Đặng Văn Ngữ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng
** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng (VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh)
* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam +
Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1
trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người
phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời
gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó
thắng
* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp
dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng
cá nhân
Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều
khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình, …)
và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc ao) cho
từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch
** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình, … phải viết trước để khách quan hơn
* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều nhất 7 đội)
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả
đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi –
fa …). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay
vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần
nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng)
** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào
khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì
phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn, …
-----------------------------------------
Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc
* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối
trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát.
Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài
hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi
cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng
-----------------------------------------
Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài
Cách chơi: (nhiều nội dung)
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …
** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến
10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu
hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng
-----------------------------------------------
Hát giao duyên
* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ)
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: "Qua cầu gió
bay bắc bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ
… a … ối … a rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay
Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu "cởi áo”
thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi
nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ …) là bên
đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc
và không được giống nhau
------------------------------------------
Cùng sở thích
* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ
Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …
Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam).
Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được
mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và
mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các
điều kiện khác được quà của BTC
________________________________________ Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể
Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ
tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ
tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng
vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó
hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên
– khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì
ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng
động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời
ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng
-----------------------------------------
Cử đại diện
* Điều kiện: như trò chơi "Suy luận”
Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin,
sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho
mọi người hiểu (không được nói)
Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: "Chúng tôi
cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động,
động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông
tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.
** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội
---------------------------------
Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ
Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng
giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ "Nếu” –
còn bên nữ bằt đầu bằng chữ "Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam
lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò
chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc
câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ
tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm
-----------------------------------
Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao
cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi
Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của
Nam ghi "Nếu”, còn bên Nữ ghi "Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các
đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải
– sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình
----------------------------------------
Liên khúc đầu và đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi "Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.
Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …
Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát
(trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát
có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …
________________________________________ Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài
Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau
đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp
tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho
mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo
vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ
quy định
Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)
** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ
1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa,
hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian, …
-------------------------------------------
Tìm nghề nghiệp
* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng
tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử
1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó
cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả
bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng
thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội
kia sẽ thua.
Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni
lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả
lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng
người trả lời cho khách quan)
Hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò
Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên:
mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không
phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài
hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào
hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ
chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây
nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả