Sunday, 19.May.2024, 03:33
K11AV-CDSP BINH PHUOC

Những người để lại tên cho ngôn ngữ - Forum


[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Học Tập » Trao đổi » Những người để lại tên cho ngôn ngữ
Những người để lại tên cho ngôn ngữ
uranusDate: Tuesday, 01.Feb.2011, 22:06 | Message # 1
Major
Group: Administrators
Messages: 82
Reputation: 0
Status: Offline

Những người để lại tên cho ngôn ngữ
« Reply #2 on: April 17, 2009, 10:03:55 PM »
Những người để lại tên cho ngôn ngữ

Một số từ, khi mới ra đời mang nghĩa là một người nào đó, Nghĩa là chúng mang tên của một ai đó. Chính quá trình này là một câu chuyện rất thú vị.

Ví dụ món bánh kẹp - sandwich. Nó mang tên một người Anh đã phát minh ra nó, John Montagu, vị bá tước thứ tư của lãnh địa Sandwich. Montagu là một người ham mê cờ bạc và thường ngồi chơi suốt bốn mươi tám tiếng không dời bàn. Một buổi sáng tháng tám năm 1762, khi vừa bắt đầu ngồi chơi, Montagu cảm thấy đói cồn cào. Không muốn dừng chơi để ăn, ông này ra lệnh cho một người hầu kẹp vài miếng thịt bò rán nguội vào giữa hai lát bánh mỳ nướng và mang cho ông ta. Và thế là món bánh này ra đời. Dần dần những tay chơi bài bắt đầu quen với việc mồn ngậm bánh kẹp, tay chơi bài. Vài năm sau đó, một vị khách người Pháp đã sử dụng từ 'sandwich' trong báo, và từ đó chúng ta gọi nó như vậy ngày nay.

Một sự thật trớ trêu là trong lịch sử quần đảo Hawaii đã từng mang cái tên Sandwich khi thuyền trưởng James Cook đặt cho nó với dụng ý tôn sùng ông bá tước Montagu. Nhưng trong khi tên của ông bá tước này sống với cái bánh kẹp thì nó lại chết yểu theo cách khác.

Một câu chuyện nữa liên quan tới Antoine Joseph Sax. Lần này cái tên liên quan tới âm nhạc. Sax là một chàng trai trẻ tuổi làm việc trong cửa hàng nhạc cụ của cha mình ở Brussels Bỉ. Anh rất thích mày mò phát minh ra nhạc cụ bằng đồng mới, và trước sự hối thúc của một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp tên à Hector Berlioz, anh đã chuyển tới Paris và mở xưởng riêng. Tại Paris, đám thợ làm nhạc cụ không ưa Sax cùng phát minh cuả anh, và gây khó khăn cho việc bán hàng cho các nhạc cụ của anh.

Sax bắt đầu tổ chức những buổi biểu diễn khiêm tốn nhằm giới thiệu các nhạc cụ của mình. Tại một buổi biểu diễn, anh định giới thiệu kèn saxophone. Những cây kèn chưa kịp hoàn tất nên Sax đành gắn vội nó bằng dây và sáp ong.

Khi buổi hoà nhạc bắt đầu, Sax căng thẳng tới mức không nhớ được nốt nhạc tiếp theo, anh đành phải kéo dài nốt nhạc đang chơi cho tới khi nhớ được nốt nhạc đó. Khúc nhạc chấm dứt, khán giả ồ lên hoan hô dữ dội. Nốt nhạc kéo dài đó đã chinh phục được dân Paris và họ lập tức say mê nhạc cụ này. Vận may của Sã đã đến.

Bị mù từ năm lên ba tuổi do một tai nạn, Louis Braille, một cậu bé người Pháp đã học đọc bằng cách sờ tay lên chữ dập nổi trong những cuốn sách đặc biệt. Làm học sinh, rồi sau này làm thầy giáo cho một ngôi trường của người mù, Braille đã quyết định tìm ra một thứ chữ đơn giản hơn. Đơn giản hơn là phải lần theo cả một chữ để đánh vần ra một từ. Ông lấy sáu điểm dập nổi trên một trang giấy và chế ra 63 kiểu kết hợp đại diện cho chữ cái, chữ số và nốt nhạc. Hệ thống này ngày nay gọi là hệ thống Braille.

 
Forum » Học Tập » Trao đổi » Những người để lại tên cho ngôn ngữ
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Our poll
Rate my site
Total of answers: 2
Statistics
Login form
Search
Site friends
  • Create your own site